Sâu kết lá và hoa
Lamida moncusalis Walker và Orthaga exvinacea Hamps là hai loài sâu kết lá gây hại cho cây điều. Trong đó Lamida moncusalis W. là loại gây hại chính.
Lamida moncusalis W. là một con ngài màu xám đen thẫm. Theo Murthy và cộng sự, (1974) giai đoạn trứng kéo dài 5 – 6 ngày, ấu trùng là 16 – 21 ngày, nhộng non là 1 – 2 ngày, nhộng là 8 – 11 ngày và trưởng thành là 3 – 6 ngày.
Triệu chứng nhiễm bệnh là khi ấu trùng kết những lá non và hoa tự lại với nhau và sống trong đó. Ngay cả quả và hạt cũng bị loại sâu này tấn công. Nhộng sống trong kén tơ ở lát kết lại.
Phòng trừ:
Phun xịt 0.2% BHC hoặc 0.05% Fenitrothion hoặc 0.05% Endosulfan hoặc Carbaryl 0.15%, Malathion 0.15% ngay lúc đâm chồi mới sau mùa mưa.
Bọ phấn đục nõn (Alcides sp.)
Bọ phấn có màu đen, đặc biệt có vòi dài và cứng, bọ trưởng thành có kích thước cơ thể dài 12mm và chiều ngang 3mm. Xuất hiện nhiều nhất từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7. Sâu trưởng thành giao phối và đẻ trứng nhiều vào tháng 6. Bọ đẻ trứng bằng cách dùng vòi đục vào nõn non, sau đó đẻ 1 trứng vào. Triệu chứng bệnh đầu tiên được phát hiện ra là trên lá hay trên nõn bị vàng úa rồi khô héo. Sâu non đục phá phần bên trong của nõn và đùn ra ở nơi xâm nhập những cứt mọt. Đầu sâu non có nâu, thân sâu màu hơi vàng. Sâu thường hóa nhộng ở đường rãnh đục trong nõn.
Phòng trừ:
Có thể dùng tay để bắt sâu trên cây non. Những chồi non bị sâu đục, đẻ trứng bên trong, có cả sâu non và nhộng, ta phải cắt bỏ phần bị hại và đem đốt. Sau đó dùng thuốc Monocrotophos 0.05% để phun thuốc xịt. Tiếp tục theo dõi nếu mật độ quần thể sâu gia tăng phải phun xịt tiếp.
Cũng có thể phun Wolfatox 1% hoặc Sherpa 5% vào phần nõn cây khi thấy sâu trưởng thành xuất hiện nhiều.
Nguồn: Sâu hại điều
Xem thêm:
Sâu Hại Điều – Tổng Quan Các Loại Sâu Bệnh
Sâu hại điều – Bọ xít muỗi (Helopeltis sp., Rhynchola, Miridae)
Sâu hại điều – Sâu đục thân và rễ (xén tóc)
Sâu hại điều – Sâu đục lá (sâu ăn lá) và Sâu bao
Sâu hại điều – Sâu róm đỏ ăn lá (hay còn gọi tên là sâu bướm làm rụng lá)